0

Điều trị bệnh tâm thần phân liệt như thế nào? | Safe and Sound

Tâm thần phân liệt là một dạng rối loạn tâm lý nghiêm trọng và phức tạp cần được chữa trị trong thời gian dài. Thuốc chống loạn thần được kê bởi các bác sĩ tâm thần là phương thức chữa trị chủ yếu giúp kiểm soát triệu chứng. 

Ngô Thị Sáng | Thạc sĩ Giáo dục học – Viện tâm lý và sức khoẻ tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khoẻ Cộng đồng và Phát triển

1. Dùng thuốc chống loại thần kê đơn bởi bác sĩ tâm thần

1.1. Thuốc chống loạn thần điển hình (thuốc đời thứ nhất)

Thuốc chống loạn thần điển hình là loại thuốc đầu tiên được các bác sĩ tâm thần dùng để chữa trị cho tâm thần phân liệt, thường được gọi là thuốc an thần. Chúng làm giảm nồng độ dopamine trong não bằng cách chặn cơ quan thụ cảm D2 tại các đường viền giữa.

Các loại thuốc này cũng giúp giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng dương tính. Các triệu chứng dương tính như ảo giác phản ứng với thuốc chống loạn thần tốt hơn những triệu chứng âm tính (Oltmanns & Emery 2014). Tuy nhiên, theo các bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý, việc sử dụng thuốc chống loạn thần lâu dài thường tạo ra các tác dụng thần kinh phụ, được biết như chứng ngoài bó tháp thần kinh (extrapyramidal), bao gồm: bồn chồn và hấp tấp, cử động chậm chạp, run rẩy, cơ căng cứng đau nhức, tê liệt tạm thời, tăng cân, thay đổi về nhịp thở và tốc độ nhịp đập… (Smith & Segal, 2016).

Theo các bác sĩ tâm thần, một tác dụng phụ nghiêm trọng về vận động khi sử dụng thuốc đời đầu tiên chữa tâm thần phân liệt là tổ hợp các triệu chứng loạn vận động muộn, gồm những vận động dị thường không tự chủ được ở vùng miệng và mặt. Nó cũng bao gồm sự co thắt ở chi và thân, dẫn tới cơn đau ở ngón tay, ngón chân. Những triệu chứng này không thể phục hồi khiến bệnh nhân tâm thần phân liệt và gia đình họ cực kì đau buồn

Ảnh 1: Thuốc chống loạn thần điển hình

1.2. Thuốc chống loạn thần không điển hình (thuốc đời thứ hai, thứ ba)

Thuốc chống loạn thần không điển hình là dạng thuốc đời thứ hai và thứ ba chữa trị bệnh tâm thần phân liệt. Theo các chuyên gia, bác sĩ tâm thần, thay vì gây ảnh hưởng tới nồng độ dopamine, những loại thuốc này kích thích cơ quan thụ cảm NMDA. Nhờ vào hiệu quả tốt hơn và ít các triệu chứng ngoài bó tháp thần kinh hơn so với thuốc đời thứ nhất, những loại thuốc không điển hình này hiện nay được sử dụng rộng rãi hơn để điều trị bệnh.

Tuy nhiên, các bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý cho biết, một số tác dụng phụ của thuốc chống loạn thần đời thứ hai khá nghiêm trọng. Khoảng 1-2% giảm bạch huyết cầu, ở một số trường hợp có thể gây chết người. Vì lý do này, những bệnh nhân sử dụng loại thuốc này cần thử máu thường xuyên để sàng lọc các dấu hiệu bất thường.

Ảnh 2: Thuốc chống loạn thần không điển hình

2. Phương pháp ECT

Theo các bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý, ECT là một trong những phương pháp chữa trị vật lý sớm nhất cho chứng rối loạn tâm lý- tâm thần phân liệt. Đây là liệu pháp sử dụng dòng điện nhỏ chạy qua não để kích hoạt một cơn động kinh nhẹ và cải thiện trạng thái tâm thần của bệnh nhân khi họ đang dưới tác động của thuốc gây mê. Nói chung, các bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý cho rằng, ECT có hiệu quả với những dạng tâm thần phân liệt cấp tính và tiền cấp tính, nhưng không hiệu quả với trường hợp tâm thần phân liệt mạn tính.

3. Can thiệp tâm lý xã hội

Bên cạnh dùng thuốc, can thiệp tâm lý xã hội cũng rất quan trọng trong điều trị chứng rối loạn tâm lý-tâm thần phân liệt để người bệnh có thể hoạt động bình thường trong xã hội và ngăn ngừa tái phát bệnh.

Các bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý cho rằng thuốc và can thiệp xã hội sẽ có hiệu quả cao hơn khi được dùng chung. Các phương pháp can thiệp xã hội điển hình cho chứng rối loạn tâm lý-tâm thần phân liệt đó là: trị liệu tâm lý cá nhân, can thiệp gia đình, rèn luyện kĩ năng xã hội và làm việc.

: Điều trị bệnh tâm thần phân liệt như thế nào? | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound